Một số mẹo và thủ thuật chụp ảnh tại những nơi “khó nhằn”

Một số mẹo và thủ thuật chụp ảnh tại những nơi “khó nhằn”

Khu dân cư hoàng gia Anh, “động tiên” Moulin Rouge, bảo tàng Louvre, đài tưởng niệm Crazy Horse, cung điện hoàng gia và đền thờ tại Nhật Bản, các khu vực tổ chức thế vận hội là một số địa điểm ăn ảnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những nơi này lại hạn chế việc chụp ảnh thương mại.

Các quy định được đưa ra bởi vì những địa điểm này được bảo vệ bởi quyền sử dụng hình ảnh. Rất có thể các nhiếp ảnh gia, nhà phân phối và khách hàng sẽ bị khiếu nại bởi chủ sở hữu của chúng. Chụp ảnh khi đang đứng trên tài sản công cộng thường sẽ không vướng phải bất kỳ rắc rối nào. Nhưng ảnh của bạn sẽ không được cấp phép cho mục đích thương mại khi vị trí có thể nhận biết được,

Khi sử dụng ảnh cho mục đích quảng cáo, việc bạn có cần quyền sử dụng hình ảnh hay không là một trong những điều gây tranh cãi nhất. Một phần là do các quy định luôn thay đổi và phát triển.

Trước khi lên kế hoạch chụp ảnh ở bất kì toà nhà nào. Bạn nên truy cập Wiki Sở hữu trí tuệ tại Getty Images để kiểm tra liệu ở đó có cho phép chụp ảnh hay không. Nhìn chung, ảnh chụp các địa điểm có bán vé không được phép sử dụng cho mục đích thương mại. Tương tự các địa danh kiến trúc được thiết kế bởi Frank Lloyd Wright, Oscar Niemeyer hoặc Jean Desbois.

“Bảo tàng, sở thú, bể cá, các tòa nhà nổi tiếng, khu vườn riêng, khách sạn và đền thờ được xem là các địa điểm khó được chấp nhận trong việc Cấp phép thương mại”

Nếu bạn đang chụp ảnh với tài sản riêng tư, việc phải làm đầu tiên là cố gắng để có được quyền sử dụng hình ảnh. Bạn có thể tải xuống bản đăng kí quyền sử dụng hình ảnh tại đây hoặc sử dụng một ứng dụng như Bản phát hành trực tuyến. Để làm được điều đó, bạn sẽ cần tìm hiểu chủ sở hữu tòa nhà, người cho thuê hoặc người quản lý tài sản để nhận được sự cho phép của họ bằng văn bản.

1.png

Trong nhiều trường hợp bạn không thể xin được giấy phép. Bạn vẫn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách sáng tạo theo cách của riêng mình để vị trí đó hoàn toàn không thể nhận ra. Dưới đây là một số ý tưởng có thể thử nếu bạn nhận thấy mình cũng ở trong tình huống như vậy.

Sử dụng trường ảnh nông (dof mỏng)

Đây là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất để “ngụy trang” vị trí của bạn. Mở khẩu độ sẽ giúp bạn làm mờ hậu cảnh nhưng vẫn đảm bảo được độ sắc nét và rõ ràng của chủ thể (người, động vật hoặc vật thể).

8.png

Bạn phải giữ đối tượng cách một khoảng nhất định với đồ đạc và bức tường, đủ để máy ảnh lấy nét đối tượng của bạn. Sử dụng kỹ thuật này là lựa chọn lý tưởng nhất, nó mang lại hiệu quả mọi lúc mọi nơi. Cho dù là nội thất riêng tư hay một địa danh nổi tiếng cũng sẽ bị làm mờ hoàn toàn.

Đảm bảo rằng tất cả các chi tiết đó đủ “biến dạng” để không ai có thể nhận ra chúng. 

Một nguyên tắc chung là nếu nhân viên của một địa điểm có thể nhận ra vị trí đó trong ảnh thì bạn cần phải có quyền sử dụng hình ảnh.

2.png

Tìm một background “chung chung”

Nếu bạn chụp ảnh người mẫu đang ngồi trong tiền sảnh của một tòa nhà công ty, rất có thể ai đó sẽ nhận ra nhờ đồ nội thất ở hậu cảnh. Tuy nhiên, nếu tìm thấy một bức tường trơn gần đó, thì bạn đã có thể tạo ra một bức ảnh mà không hề “dính dáng” gì đến toà nhà đó.

Bối cảnh chung chung, khó nhận ra không yêu cầu phải có quyền sử dụng hình ảnh. Ảnh chụp một người trước bức tường trơn hoặc bối cảnh không xác định vẫn có thể được cấp phép, ngay cả khi được chụp tại bảo tàng hoặc địa điểm hạn chế tương tự.

Tóm lại, không phải tất cả hậu cảnh đều được thiết kế như nhau. Vì vậy, ở đâu đó vẫn sẽ có các phông nền hoàn toàn không thể nhận ra, ngay cả ở các địa điểm hạn chế chụp ảnh

3.png

Đến gần hơn

Chụp cận cảnh cũng là một cách dễ dàng để tránh rắc rối với hậu cảnh. Chỉ cần bước lại gần đối tượng của bạn đủ để lấp đầy khung hình. Tất nhiên, điều này sẽ chỉ hiệu quả nếu đối tượng phù hợp với loại ảnh này. Chẳng hạn như ảnh tĩnh, chân dung hoặc phối cảnh macro.

4.png
5.png

Với kiểu chụp như vậy, bạn nên luôn tự hỏi liệu bức ảnh có khả thi về mặt thương mại hay không? Nghĩa là, nó có hiệu quả trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau không? Đối tượng có đủ thuyết phục và tiêu thụ trên thị trường không? Khách hàng có nhu cầu về ảnh của thể loại này không?

Nếu câu trả lời là không, thì có lẽ không đáng để ta lựa chọn cận cảnh chỉ để tránh quyền sử dụng hình ảnh. Ngược lại, nếu nó đáp ứng được những điều trên và kể một câu chuyện rõ ràng, hãy tiếp tục.

Lùi ra xa hơn

Nếu chụp cận cảnh là một cách để tránh quyền sử dụng hình ảnh, vậy hãy thử một góc chụp từ xa. Bạn có thể chụp ảnh bên ngoài tòa nhà, miễn là chúng không phải đối tượng chính trong bức ảnh mà chỉ là một phần của cảnh quan thành phố.

Một số ví dụ như Trung tâm Lincoln ở New York, Seattle Space Needle, Nhà hát Opera Sydney và Bảo tàng Guggenheim. Chúng không chiếm một phần đáng kể của khung hình mà chỉ là một chi tiết nhỏ ở khoảng cách xa, thì vẫn có thể chấp nhận được. Điều quan trọng là bảo đảm những tòa nhà này không phải là tâm điểm trong bức ảnh của bạn.

6.png

Thay đổi góc chụp hiện tại

Nếu bạn đang ở một địa điểm có thể có bản quyền, và góc chụp trực diện làm lộ vị trí của bạn, thì việc cúi người xuống hoặc tìm một góc chụp từ trên cao có thể xóa các chi tiết nhận diện khỏi khung hình.

Ví dụ: nếu một tòa nhà có bản quyền xuất hiện đằng sau bức ảnh chân dung của bạn, hãy hạ thấp ống kính để phía sau người mẫu chỉ là bầu trời. Di chuyển một vài bước sang trái hoặc phải có thể có tác dụng tương tự để xóa bất kỳ yếu tố nhận diện nào khỏi quá trình chụp.

7.png

Chỉnh sửa vào bài đăng

Một vài địa điểm có khả năng gây ra rắc rối với các chi tiết cụ thể. Ví dụ, bảng hiệu tại Nhà hát Apollo ở New York hay Radio City Music Hall, bảng ký hiệu đồng hồ tại chợ Pike Place ở Seattle. Và bất kỳ huy hiệu nào của hoàng gia Anh đều không được chấp nhận trong các bức ảnh thương mại.

Rõ ràng tốt nhất là nên tránh những vị trí như thế này. Nhưng trong một số trường hợp, có thể loại bỏ các chi tiết nhỏ để không ai nhận ra mà vẫn giữ nguyên được chất lượng ảnh. 

Nếu đặc điểm nhận diện duy nhất của một vị trí là bảng hiệu có tên tuổi, thì có thể dễ dàng chỉnh sửa bằng hậu kỳ. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để “hoá trang" một cách tinh vi các đặc điểm nhận diện như kiểu lát gạch hoặc kiến ​​trúc độc đáo.

Bạn có thể thử nghiệm với hiệu ứng làm mờ hoặc bóp méo hình ảnh để che khuất các chi tiết hậu cảnh. Nhưng hãy thao tác một cách nhẹ nhàng để trông tự nhiên nhất có thể. Vì những thay đổi quá rõ ràng sẽ khiến hình ảnh của bạn bị từ chối cấp phép.

Nếu một tòa nhà được bảo vệ chỉ chiếm một không gian nhỏ trong ảnh của bạn, hãy cắt nó ra. Tốt nhất đây nên là phương án cuối cùng, chỉ khi người mua có xu hướng thích tự cắt ảnh sau khi tải xuống. Có nghĩa là, nếu bạn cắt quá nhiều, người dùng cuối sẽ kém linh hoạt hơn trong việc xử lí ảnh. Điều này cũng góp phần hạn chế doanh số bán hàng tiềm năng của bạn.

Tuy nhiên, đây lại là một mẹo hữu ích trong thời gian ngắn, và nó vẫn là một trong những cách thuận tiện nhất để xử lý một vị trí hạn chế. Chỉ cần nhớ giữ lại một số khoảng trống (copy space) để người mua có thể dùng theo cách riêng.

Bản quyền dịch: Valor team
Credit: Tips and tricks for licensing photos of troublesome locations

Bố cục cân bằng trong nhiếp ảnh

Bố cục cân bằng trong nhiếp ảnh

"Nghìn lẻ một" cộng đồng nhiếp ảnh ở mọi lĩnh vực bạn không nên bỏ lỡ

"Nghìn lẻ một" cộng đồng nhiếp ảnh ở mọi lĩnh vực bạn không nên bỏ lỡ