Valor Studio

View Original

Chụp ảnh đen trắng | 12 mẹo cho người mới bắt đầu

Chụp ảnh đen trắng | 12 mẹo hàng đầu cho người mới bắt đầu

Vào nhiều thập kỷ trước, giới nhiếp ảnh đã có một câu chuyện để lại dấu ấn sâu sắc cho đến tận ngày nay, chuyện kể rằng Henri Cartier-Bresson và William Eggleston là hai huyền thoại nhiếp ảnh đã được sắp xếp ngồi cùng một bàn ăn trong bữa tiệc tối tại thủ đô Paris. Khi Cartier-Bresson vốn dĩ là một đại diện cho trường phái nhiếp ảnh theo lối cổ xưa chú trọng đặc biệt đến hai màu sắc đen – trắng thì Eggleston lại là người đại diện cho thế hệ hiện đại, những người yêu thích sắc màu sống động.

Bạn cũng có thể dễ dàng đoán được cuộc trò chuyện đêm đó cuối cùng cũng đến hồi gay gắt khi xảy ra sự tranh luận giữa hai trường phái gần như đối lập là "đen trắng và màu sắc". Cartier-Bresson nhất quyết khẳng định ông không phải là người ưa thích sự màu mè khiến Eggleston bất mãn, lịch sự xin lỗi rồi rời khỏi bàn trước.

Năm tháng cứ thế trôi qua, nhưng câu chuyện về hai nhiếp ảnh gia lỗi lạc đã ghi lại một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử nhiếp ảnh cho đến tận bây giờ. Chung quy lại, sự khác biệt của họ dường như chỉ khác nhau ở một điểm. Nhưng không có ranh giới nào là rạch ròi cả, bởi lẽ bây giờ nhìn lại chúng tôi mới biết rằng trong phòng trưng bày và cả trên bìa tạp chí đều thể hiện không chỉ đơn thuần là những bức hình với màu sắc đen trắng hay riêng nhiều sắc màu sinh động mà còn cả những sự kết hợp hài hòa giữa hai trường phái đối lập nhau.

Đối với các nhiếp ảnh gia ngày nay, câu trả lời cho câu hỏi "đen trắng hay màu sắc?" đã trở thành "đen trắng và màu sắc". Vậy nên, hầu hết ngay cả khi bạn bắt đầu học chụp hình màu thì việc tìm hiểu và thực hành cách chụp với màu đen - trắng là một bước, một kỹ năng cần thiết dựa trên cả quan điểm kỹ thuật lẫn sự sáng tạo nên có trong mỗi khung hình.

Dưới đây sẽ là 12 mẹo hàng đầu cho người mới bắt đầu chụp ảnh đen trắng.

Thử đổi mới cách tiếp cận

Việc chuyển đổi từ một bức ảnh màu sắc sang đen trắng quả là điều dễ dàng ngay trên máy tính, thế nhưng không ai dám chắc rằng bức ảnh ấy có thực sự còn đẹp không bởi lẽ chính điều này đã là mất đi sự sống động vốn có ban đầu. Một khi bạn muốn thử mạo hiểm cùng màu đen và trắng, bạn nên học cách tiếp cận không chỉ màu sắc đen, trắng đơn lẻ mà kể cả màu trung gian là xám cũng nên chú ý. Nếu không có những sắc độ màu từ đậm đến khác nhau, kì thực khung hình sẽ mất đi linh hồn và trông rất nhàm chán.

Nhưng bạn đừng lo nếu không thể tạo ra những bức ảnh đen trắng giống như thường ngày chụp ảnh màu mà hãy biết cách tận dụng những điều khác biệt đó; chẳng hạn như ánh sáng và bố cục sẽ có thể mang đến một ý nghĩa mới khi bạn chụp ảnh đen trắng. Thay vì chuyển hết tất cả mọi ảnh thành màu đen trắng, bạn hãy biết cách dùng đến nó khi bức ảnh có những điều kiện thật sự thích hợp.

Để mắt được rèn luyện thường xuyên

Khi sử dụng bộ lọc tương phản trong máy ảnh hoặc phim của mình, một sự thật là việc nhìn nhận thế giới xung quanh và những khoảnh khắc trong cuộc sống sẽ tuyệt vời đến nhường nào khi chỉ còn lại hai màu trắng đen. Nhờ đó bạn cũng có thể học hỏi được cách các nhiếp ảnh gia đường phố như Henri Cartier-Bresson sử dụng linh động các vùng tối, sáng và xám ra sao hay thử xem qua kho tàng tranh ảnh của Ansel Adams để biết cách ông sử dụng thang mức độ xám để làm nổi bật tông màu và kết cấu của thế giới tự nhiên mà không làm mất các chi tiết thế nào. Dành ra một buổi chiều để xem những bộ phim màu đen trắng, có khi bạn sẽ nhận ra tại sao mình không làm điều này sớm hơn!

Cẩn thận với chế độ đơn sắc

Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số sẽ giúp bạn dễ dàng chụp hoàn toàn đen trắng bằng cách chuyển sang “chế độ đơn sắc”, nhưng nếu bạn phụ thuộc quá nhiều vào tính năng này thì ngược lại có thể mang đến một sai lầm khiến quá trình chỉnh sửa ảnh sau này bị hạn chế, không thể lựa chọn được nhiều tông màu mà vốn dĩ sẽ đem đến một thành quả rất tuyệt vời. Lí do là bởi vì ảnh chụp ở chế độ đơn sắc thường chỉ lưu dưới dạng jpegs, không phải tệp RAW và những tệp ảnh như vậy thì chứa ít thông tin hơn nên việc chỉnh sửa dĩ nhiên sẽ kém linh hoạt hơn rồi!

Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy chụp màu (luôn chọn dạng tệp RAW) trên máy ảnh kỹ thuật số và sau đó chuyển lại sau nếu muốn. Mặt khác, bạn vẫn có thể xem trước ở chế độ đen trắng vì bạn sẽ giữ dữ liệu từ cảm biến miễn là bạn đang chụp ở định dạng RAW.

Bắt đầu với ISO thấp

Mẹo này chủ yếu dành cho các nhiếp ảnh gia kỹ thuật số vì phim với độ nhạy cao có thể tạo ra hạt đẹp phù hợp với lợi thế của bạn. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, việc sử dụng ISO cao khi chụp ảnh kỹ thuật số sẽ dẫn đến nhiễu, đặc biệt là khi chụp trong bóng tối hay nơi không đủ điều kiện ánh sáng. Trong khi đó, bóng tối lại là một yếu tố rất cần thiết để chụp ảnh đen trắng, vì vậy hãy bắt đầu với ISO 100 và chỉ tăng lên trong trường hợp bắt buộc để bảo đảm bức ảnh có chiều sâu nhất định và rõ nhất có thể.

Chậm lại

Có một lý do khiến Ansel Adams thường xuyên làm việc 18 giờ mỗi ngày đó là những bức ảnh đen trắng siêu việt, muốn vượt thời gian thì phải cần có thời gian. Nếu bạn đã quen với việc dựa vào màu sắc để thu hút và tập trung ánh nhìn, thì thách thức chính là nằm ở việc sử dụng các đường nét, hình thức và các yếu tố bố cục để tạo ra hiệu ứng tương tự.

Với màu đen và trắng, tuy là tông màu đơn giản nhất, rõ ràng nhất nhưng thường lại đẹp nhất nhờ vào bàn tay người nhiếp ảnh thổi hồn vào nó. Chính vì lí do này các nhiếp ảnh gia thường nói về đen trắng như một cụm từ đề cao “bản chất” bức ảnh; vậy nên mọi vấn đề đều ở chỗ bạn phải biết chọn lọc, bỏ đi một số yếu tố trong tổng thể bức ảnh chỉ để lại những yếu tố cần thiết.

Ví dụ trong tờ Edward Weston’s Pepper số 30, với ánh sáng có chủ ý và bố cục cẩn thận, Weston đã loại bỏ hạt tiêu ra khỏi các đường nét, từ đó biến nó chỉ từ một thực vật tưởng chừng đơn thuần hóa ra thành một đối tượng nghệ thuật. Anh ấy cũng phải mất đến vài ngày để làm điều đó, vì vậy hãy cứ cẩn thận, tỉ mỉ mà đừng vội vàng.

Lên kế hoạch với thời tiết

Đô tương phản và ánh sáng rất quan trọng đối với chụp ảnh đen trắng, nên việc xem dự báo thời tiết và lên kế hoạch chụp ảnh sẽ giúp ích cho bạn đấy! ví dụ: nếu bạn muốn ánh sáng dịu và dải xám trung bình, thì một ngày u ám có thể cho ra những bức ảnh tốt nhất (tuyết cũng sẽ làm phẳng ánh sáng), trong khi trời nắng chói chang có thể là sự lựa chọn hoàn hảo với độ tương phản lớn. Không có thời tiết “đúng” hay “sai” khi chụp ảnh đen trắng, nhưng bất kỳ lựa chọn nào bạn đưa ra sẽ quyết định nội dung trong bức ảnh của bạn muốn thể hiện.

Sáng tạo cùng bộ lọc

Bạn nghĩ rằng bộ lọc sẽ không còn cần thiết giống như những ngày còn làm ảnh phim, nhưng thực ra chúng vẫn có giá trị đó nha. Sử dụng bộ lọc màu sẽ làm tối hoặc sáng các vùng nhất định trong bức ảnh của bạn; ví dụ: bộ lọc màu đỏ sẽ làm cho màu đỏ của bạn sáng hơn và màu xanh lam / xanh lá cây của bạn tối hơn, trong khi bộ lọc mật độ trung tính sẽ chặn ánh sáng tổng thể, cho phép bạn tạo độ phơi sáng lâu hơn (ví dụ như đối với phong cảnh). Bạn thậm chí có thể sử dụng bộ lọc phân cực để làm cho bầu trời tối hơn, vì vậy hãy thử sáng tạo với nó.

Tận dụng bóng tối

Không có sự phân tán của màu sắc, bóng tối có chiều sâu sẽ cuốn hút ánh nhìn, tạo ra nhiều mẫu, gợi lên cảm xúc và giống như kể ra một câu chuyện thật sự vậy! Mẹo này lại liên quan đến tầm quan trọng của sự tương phản trong màu đen và trắng; nếu bạn có thể tìm thấy những điểm giao nhau chỗ bóng tối và ánh sáng sẽ có được những đường nét phân chia rõ ràng và đẹp lạ kì.

Chú ý đến sự tương phản

Độ tương phản là chìa khóa cho bất kỳ bức ảnh đen trắng nào, thế nhưng khi bạn dùng màu sắc trắng và đen, mình chắc chắn rằng bạn (có thể) cũng rất chú trọng đến sắc độ của màu xám trung gian. Các nhiếp ảnh gia mới bắt đầu thường sẽ có xu hướng tăng độ tương phản lên quá xa trong quá trình xử lý ảnh, do vậy hãy thận trọng với việc lạm dụng nó.

 Một cách hay để kiểm tra xem bạn có tăng tương phản nhiều quá hay không là kiểm tra các vùng có nhiều chi tiết trong ảnh; nếu nó quá tương phản, những chi tiết nhỏ xung quanh đó sẽ bị mất. Phần mềm xử lý ảnh sau chụp của bạn cũng sẽ thông báo nếu bạn đang cắt bớt vùng sáng và vùng tối, vì vậy hãy chú ý đọc và xem những cảnh báo đó. Bạn cũng có thể mở biểu đồ Histogram xuyên suốt khi chỉnh ảnh để biết được việc điều chỉnh đó có gây ảnh hưởng đến phạm vi tông màu của ảnh không nha!

Điều chỉnh màu sắc

Bạn còn nhớ mình đã nói về những rủi ro khi chỉ chụp ảnh jpegs đơn sắc không? Một lý do là mặc dù bạn sẽ không thấy được việc màu sắc bị chuyển màu ở bức ảnh sau khi hoàn thành, nhưng việc chú trọng đến nó trong khâu xử lý ảnh sau khi chụp sẽ giúp ích cho bạn nhiều. Ngay cả việc điều chỉnh cân bằng trắng, nhiệt độ và tông màu cũng có thể có ảnh hưởng rất nhiều đến các tông màu và độ tương phản khác nhau.

Khi bạn mở tệp RAW của mình trên máy tính, hãy đừng quá vội vàng mà chuyển sang sắc độ xám chỉ với một “cú nhấp chuột” —hoặc chỉ cần giảm độ bão hòa xuống -100. Photoshop có thể sẽ gợi ý những gì là phù hợp trong bức ảnh, nhưng bạn hãy tự mình làm sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Làm việc với “bộ hòa trộn” hoặc lớp điều chỉnh “đen trắng” hầu như luôn tạo ra hình ảnh đậm hơn so với “chỉnh sửa nhanh”. Loại thứ hai làm việc bằng cách cho phép bạn dùng bất kể màu sắc nào và tối ưu luôn những tông màu đó; ví dụ: nếu cây xanh quá tối, bạn có thể kéo thanh trượt màu xanh lá cây sang bên phải để sửa lại. Bầu trời trông có quá nhạt? Di chuyển thanh trượt màu xanh lam sang trái một chút. Nó cũng không làm hỏng tổng thể, vì vậy bạn sẽ không mắc phải bất kỳ lỗi nào mà bạn không thể sửa chữa.

Dodge & burn

Dodging & burn là hai trong số những công cụ đầu tiên bạn dùng được trong phòng tối, cho dù bạn đang dùng đến những chiếc hình thẻ cắt rời hay chính tay bạn để chặn hoặc phơi sáng các khu vực nhất định. Bạn có thể làm điều tương tự trong Photoshop (hoặc một phần mềm tương tự) để làm tối hoặc làm sáng các vùng ảnh của bạn, tùy thuộc vào vị trí bạn muốn thu hút sự chú ý người xem. Không có quy tắc nào o ép bạn phải có màu trắng và màu đen đơn thuần trong mọi bức ảnh, nhưng việc sử dụng chúng sẽ góp phần hỗ trợ tấm ảnh đó trở nên sống động, khác xa một tấm ảnh đơn thuần.

Tổng kết

Hầu hết các thủ thuật của chúng mình ở đây đề cập đến máy ảnh kỹ thuật số, nhưng đen trắng được sinh ra trong thời kỳ vận dụng vào phim ảnh, vì vậy bạn có thể sử dụng máy ảnh phim đen trắng kiểu cũ để bắt đầu. Ví dụ, bạn có thể nhận được một chiếc Pentax K1000 với giá gần 100 đô la; đây là chiếc máy ảnh hoàn hảo để học cách khám phá với màu đen trắng, tùy ý điều chỉnh theo sở thích và có thể dùng trong cả phòng tối. Bạn hãy thử lấy một số phim và giấy Ilford ra để thử nghiệm. Ngay cả khi sau này bạn chuyển sang kỹ thuật số (điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát từ đó đưa ra được nhiều lựa chọn hơn!), Bạn sẽ có một nền tảng thật vững chắc nếu là người mới bắt đầu chụp ảnh đen trắng.

Bản quyền dịch: Valor team
Credit: Black & white photography | 12 top tips for beginners